Cách làm đệm lót sinh học cho bò hiệu quả, dễ thực hiện

cách làm đệm lót sinh học cho bò

Đệm lót sinh học trong chăn nuôi có rất nhiều lợi ích như: giảm mùi hôi từ chất thải vật nuôi, giúp vật nuôi khoẻ mạnh, tạo môi trường chăn nuôi lành mạnh,… Theo dõi bài viết của visinhjapan.com để biết cách làm đệm lót sinh học cho bò hiệu quả. 

1. Cách làm đệm lót sinh học cho bò – Chuẩn bị chuồng trại

Trước khi làm đệm lót cần chuẩn bị chuồng trại. Cụ thể:

  • Đối với bò nuôi thịt: diện tích chuồng từ 2.4m2/con. Chiều dài 1.6m và chiều rộng là 1.1m.
  • Nền chuồng bồ nên là nền xi măng, lát gạch với độ nghiêng từ 1.2 – 1.5%. 
  • Đối với rãnh thoát nước cần bố trí ở phía trước và phía sau chuồng với độ dốc phù hợp từ 0.2 – 0.5%. Và cần nối liền với cống rãnh thoát nước. 

Nguyên liệu

  • Trấu: 1500kg với diện tích 11.5m3. 
Chuẩn bị
Chuẩn bị nguyên liệu trấu, cám gạo,…
  • Cám gạo: 30kg
  • Chế phẩm sinh học: 1.5kg
  • Nước sạch: 30 lít.
  • Mật rỉ đường: 3 lít. 

2. Cách làm đệm lót sinh học cho bò hiệu quả

Sau đây bà con cần thực hiện cách làm đệm lót sinh học cho bò đơn giản và hiệu quả đó là:

2.1 Pha dung dịch thứ cấp

Sử dụng chế phẩm sinh học và mật rỉ đường đem hoà cùng với 30 lít nước sạch. Sau đó đổ hỗn hợp vào thùng kín và tiến hành bảo quản trong 48h. Dung dịch sau khi ủ chính là men vi sinh rất tốt cho việc làm đệm lót sinh học. 

2.2 Tạo đệm lót sinh học cho chăn nuôi bò

Bà con cần rải đều nguyên liệu gồm trấu lên bề mặt chuồng với độ dày từ 12 – 15cm. Sau đó sử dụng dung dịch đã được ủ phun đều và tiến hành rắc cám gạo. Cứ thực hiện cho tới khi hết nguyên liệu và đảm bảo độ dày từ 35 – 40cm. Bà con nên phủ kín bề mặt đệm lót sinh học bằng bạt hoặc bao nilon. 

Sau khoảng 2- 3 ngày thì bà con nên đưa bò vào chuồng nuôi. Bà con nên chú ý độ ẩm cần được duy trì ở ngưỡng 35 – 40% để đệm lót đảm bảo hiệu quả cao nhất. 

Tạo đệm lót sinh học cho chăn nuôi bò
Tạo đệm lót sinh học cho chăn nuôi bò.

Đệm lót sinh học được đánh giá là đạt chất lượng khi cầm trên tay có độ dính ướt, không bị khô rời hoặc chảy quá nhiều nước. Bà con cần đảo trộn, bổ sung nguyên liệu nhằm đảm bảo lớp đệm luôn được tơi xốp. 

Để lớp đệm sinh học đạt hiệu quả cao thì bà con nên rắc 0.5 chế phẩm sinh học định kỳ 20 – 30 ngày. Nếu phân bỏ thải ra với lượng nhiều thì nên rắc với mật độ dày hơn từ 10 – 15 ngày. Việc rắc chế phẩm sinh học còn phụ thuộc vào mật độ nuôi bò và số lượng phân thải ra. 

Xem ngay: Tác dụng của đệm lót sinh học trong chăn nuôi

3. Một số điều cần lưu ý khi tạo đệm lót sinh học nuôi bò

Vậy là bà con đã biết cách làm đệm lót sinh học cho bò. Sau đây là một số điều cần lưu ý khi tạo đệm lót sinh học chăn nuôi bò. 

Nếu phần nền đệm lót bị bết thì nên đảo đều và rải thêm trấu, mùn cưa, men vi sinh để đệm lót giữ được độ tơi xốp và cần đảm bảo độ ẩm dưới 50%. 

Bà con chỉ nên sử dụng lớp đệm sinh học trong thời gian 1 tháng và có độ dày từ 35 – 40cm. Nếu quá thời gian này nên thay đệm hoặc bổ sung thêm trấu, dung dịch thứ cấp để đạt được độ ẩm cho lớp đệm. 

Một số lưu ý
Cần đảm bảo độ ẩm cho đệm lót sinh học dưới 50%.

Trước khi thả bò vào chuồng nên nhặt phân bò và thả rải rác ở xung quanh chuồng nhằm tạo thói quen cho bò không thải phân ở vị trí nhất định. 

Bà con cần chú ý mật độ nuôi bò đó là: Bò lớn: 1 con/1,2-1,5 m2; Bò nhỏ: 1 con/ 0,8 – 1 m2 (Mùa đông 1 con 0.5 – 0.6 m2). Theo một số nghiên cứu nếu đảm bảo mật độ này thì lớp đệm sinh học sẽ được kéo dài, đồng thời phân cũng sẽ được tiêu huỷ hết. 

Không được phun hóa chất sát trùng lên bề mặt đệm sinh học. 

Chúng tôi đã chia sẻ cho bạn đọc cách làm đệm lót sinh học cho bò. Với những lợi ích tuyệt vời của đệm lót sinh học như: giảm thiểu mùi hôi chuồng trại, tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường,… thì bà con nên tạo đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này của chúng tôi. 

.