Địa chỉ cung cấp nguyên liệu men vi sinh chính hãng tốt nhất
Nguyên liệu vi sinh được nghiên cứu, sản xuất phục vụ cho các sản phẩm trong ngành thuỷ sản, chăn nuôi, xử lý môi trường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo, vai trò và công dụng của nguyên liệu vi sinh.
1. Nguyên liệu vi sinh là gì?
Vi sinh là các sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước rất nhỏ và thường chỉ quan sát được qua kính hiển vi, bao gồm cả vi khuẩn, nấm, virus, tảo và nguyên sinh động vật. Chúng có vai trò có lợi hoặc có hại đối với sinh vật khác hay môi trường.
Nguyên liệu vi sinh chính là các vi sinh vật có lợi được bổ sung vào môi trường nước hoặc thức ăn giúp kiểm soát dịch bệnh, tăng sức đề kháng cho vật nuôi, phân huỷ chất hữu cơ, chất thải trong môi trường ao nuôi.
2. Có những nguyên liệu vi sinh nào?
Vi sinh Japan chuyên nghiên cứu và sản xuất tạo ra các nguyên liệu vi sinh mật độ cao. Gồm có các nguyên liệu vi sinh đó là:
2.1 Bacillus subtilis
Bacillus subtilis có tên khoa học đó là trực khuẩn suptilit. Loại vi khuẩn này có hình que, mỗi cá thể có chiều dài 1,5 – 10 µm, đường kính (chiều ngang) 0,25 – 1 µm, hai đầu tròn, có thể có 8 – 12 lông nhỏ.
Bacillus subtilis thường tồn tại ở trạng thái bào tử, có lớp vỏ khá dày và cứng chịu đựng được điều kiện môi trường khắc nghiệt. Trong môi trường có các loài vi khẩn khác thì Bacillus subtilis có thể ức chế hoặc tiêu diệt một số vi khuẩn gây hại, gây bệnh như Vibrio.
Bacillus subtilis được tìm thấy ở rơm, rạ, trong ruột của động vật hay lớp trên cùng của đất. Nó được đánh giá là lợi khuẩn rất tốt đối với nuôi trồng thuỷ sản.
2.2 Bacillus Licheniformis
Bacillus Licheniformis là loại vi khuẩn thuộc chủng Bacillus, gram dương, có dạng hình que, sinh bào tử. Loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra enzyme protease serine, có thể tồn tại ở môi trường có độ pH cao, dễ dàng phân lập ở nhiều điều kiện môi trường. Vi khuẩn này còn có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh, phân huỷ các chất hữu cơ phức tạp. Nó cũng hoạt động rất tốt ở môi trường hiếu khí, kỵ khí và tuỳ nghi.
Bacillus Licheniformis được tìm thấy trong môi trường đất, trên lông của các loài chim. Loại vi khuẩn có lợi này với những ưu điểm nổi bật nên rất phù hợp ứng dụng cho các sản phẩm ngành chăn nuôi, thuỷ sản.
2.3 Bacillus Amyloliquefaciens
Bacillus Amyloliquefaciens là loại vi khuẩn gram dương, tế bào thường xuất hiện thành chuỗi dài. Nó có khả năng kháng bệnh và diệt khuẩn, khả năng chịu nhiệt cao, xử lý chất thải tốt, hoạt động tốt trong điều kiện môi trường oxy thấp, nhiều chất thải.
Đặc biệt Bacillus Amyloliquefaciens còn có khả năng thúc đẩy protease, enzyme amylases, có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu. Loài vi khuẩn này được ứng dụng trong nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ canh.
3. Vai trò của nguyên liệu vi sinh
Nguyên liệu vi sinh sở hữu những lợi ích tuyệt vời trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Đó là:
3.1 Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Kiểm soát mầm bệnh.
- Duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ vật nuôi tiêu hoá tốt. Đồng thời, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
- Kích thích sản sinh ra nhiều enzyme, giúp cải thiện tiêu hoá, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Ức chế sinh trưởng, tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
- Khử mùi hôi thối của chuồng trại, tạo môi trường chăn nuôi sạch sẽ, thông thoáng, giúp người chăn nuôi tiết kiệm thời, công sức vệ sinh chuồng trại.
3.2 Trong nuôi trồng thuỷ sản
- Tăng quá trình phân huỷ hữu cơ, làm giảm các chất dư thừa tích tụ đáy ao, giảm phát sinh khí độc, làm sạch nước, giảm mầm bệnh trong môi trường ao nuôi.
- Sản sinh các enzyme giúp quá trình tiêu hoá của vật nuôi tốt hơn.
- Tăng cường sức đề kháng, chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
- Phân huỷ chất hữu cơ, giảm các khí độc trong ao nuôi, giảm tảo độc, sạch nước, sạch đáy.
- Cải thiện môi trường nước ao nuôi, tạo nguồn thức ăn tự nhiên.
4. Ứng dụng của nguyên liệu vi sinh
Với những ưu điểm tuyệt vời kể trên thì nguyên liệu vi sinh có tính ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau. Đó là:
4.1 Trong nông nghiệp
Các vi sinh vật có lợi được ứng dụng để sản xuất ra các loại phân bón vi sinh. Phân bón này có tác dụng cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu cho đất trồng. Bổ sung chất hữu cơ, kiểm soát, chống lại các bệnh gây hại cho hoa màu, cây cối.
4.2 Nguyên liệu vi sinh trong chăn nuôi
Các nhóm vi sinh vật có lợi được ứng dụng vào sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý mùi hôi chuồng trại. Nó giúp vật nuôi hấp thu thức ăn tốt hơn, nâng cao sức đề kháng, hạn chế bệnh tật. Còn sản phẩm khử mùi hôi chuồng trại thì các vi sinh vật này sẽ giúp ức chế các vi khuẩn gây bệnh, xử lý mùi hôi hiệu quả, bảo vệ môi trường.
4.3 Nuôi trồng thuỷ hải sản
Chế phẩm sinh học được người chăn nuôi thuỷ hải sản ưa chuộng. Nó an toàn với người sử dụng, vật nuôi và thân thiện với môi trường. Một số các vi sinh vật có lợi giúp làm sạch nước, sạch đáy, sạch nhớt bạt, giảm khí độc NH3, NO2, H2S, giảm tảo độc, tạo nguồn thức ăn tự nhiên…
Chưa dừng lại ở đó, những vi sinh vật này còn giúp cho đường ruột của vật nuôi khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng, khả năng chống lại vi khuẩn gây hại rất tốt.
4.4 Trong công nghiệp
Trong ngành chế biến thực phẩm người ta ứng dụng công nghệ lên men để sản xuất ra bia, sữa, bánh mỳ, rượu, nước mắm,…. Ngoài ra, các vi sinh vật có lợi này còn được ứng dụng để sản xuất cồn công nghiệp, khí đốt biogas, sản xuất các loại acid hữu cơ, công nghệ vi sinh giúp giải quyết vấn đề xử lý nước thải,…
Ngoài những lĩnh vực kể trên thì các chủng vi sinh vật kể trên còn được ứng dụng trong lĩnh vực thời trang, xử lý dầu tràn,… Phải nói rằng tính ứng dụng của nguyên liệu vi sinh là rất rộng rãi. Mong rằng những thông tin kể trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc.