Cách kích thích tôm lột xác nhanh cứng vỏ, lột đều

Kích thích tôm lột xác

Trong quá trình phát triển tôm sẽ trải qua giai đoạn lột vỏ. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng góp phần quyết định kích thước size tôm, sức khoẻ của tôm. Trong bài viết này, visinhjapan.com sẽ chia sẻ cho bạn đọc cách kích thích tôm lột xác đồng đều và nhanh cứng vỏ. 

1. Chu kỳ lột xác của tôm

Trước khi nắm bắt cách kích thích tôm lột xác thì bà con chăn nuôi cần biết chu kỳ lột xác của tôm. Cụ thể: 

Trong 1 vòng đời của tôm thì chu kỳ lột xác thường lặp lại nhiều lần. Thời gian tôm lột vỏ từ 22h – 3h sáng và tập trung nhiều nhất từ 1h – 3h sáng. Với những con tôm khỏe có thời gian lột rất nhanh từ 5 – 7 phút. Với những con tôm có sức khoẻ kém hơn có thời gian lột vỏ dài hơn có thể từ 1 – 2h hoặc 1 – 2 ngày. 

Chu kỳ lột xác chia thành 3 giai đoạn:

  • Tiền lột xác: lúc này tôm sẽ ít vận động.
  • Lột xác: tôm thường lột xác vào ngày trăng tròn hoặc thuỷ triều lên cao.
  • Sau lột xác: tôm cần bổ sung khoáng chất để cứng vỏ nhanh chóng. 

2. Vì sao cần kích thích tôm lột xác?

Việc tôm lột xác nhanh chóng, đồng đều, cứng vỏ có những lợi ích đó là:

  • Tăng kích thước, trọng lượng của tôm. Điều đó giúp người chăn nuôi nâng cao năng suất, chất lượng vụ nuôi.
Vì sao cần kích thích tôm lột xác
Tăng kích thước, trọng lượng của tôm.
  • Khi tôm lột xác sẽ loại bỏ được các vi khuẩn, vết sẹo, ký sinh trùng, tạp chất bám trên lớp vỏ cũ. Từ đó giảm nguy cơ mắc các loại bệnh. 
  • Quá trình lột xác giúp đồng bộ quần thể tôm. Điều này giúp cho người nuôi quản lý, chăm sóc và thu hoạch tôm thuận tiện hơn. 

3. Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình lột xác ở tôm

Sau đây là những yếu tố góp phần giúp tôm lột xác đồng đều đó là:

3.1 Thức ăn

Một trong những yếu tố tác động tới quá trình lột xác của tôm đó chính là thức ăn. Nếu người chăn nuôi lựa chọn nguồn thức ăn không đảm bảo, kém chất lượng, không bổ sung đầy đủ các khoáng chất, chất đạm sẽ khiến tôm gặp khó khăn trong quá trình lột xác, tôm bị dính vỏ khi lột. 

3.2 Môi trường ao nuôi

Các yếu tố như: độ pH, oxy hoà tan, độ mặn, độ kiềm,… nếu không đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới quá trình lột xác của tôm. Các yếu tố này có thể khiến tôm không thẻ lột xác. Trong giai đoạn lột xác lượng oxy mà tôm cần cao gấp đôi so với thông thường. 

Môi trường ao nuôi
Các yếu tố như: độ pH, oxy hoà tan, độ mặn, độ kiềm,… cần đảm bảo.

Tìm hiểu thêm: Quy trình xử lý nước nuôi tôm đúng kỹ thuật, hiệu quả

3.3 Dịch bệnh

Yếu tố dịch bệnh như: gan tuỵ, đóng rong, nấm, bệnh phân trắng,… cũng khiến tôm chậm lớn, sức đề kháng kém khiến tôm gặp khó khăn trong quá trình lột xác. Nặng hơn tôm có thể chết hàng loạt. Chính vì thế bà con cần có biện pháp phòng ngừa và xử lý các bệnh ở tôm. 

3.4 Sây sát do tác động cơ học

Trong quá trình nuôi tôm có thể bị xây sát do vận chuyển, đánh bắt, phân cỡ,…. Đây là một trong những nguyên nhân khiến lớp vỏ của tôm bị tổn thương, bị nhiễm trùng khiến tôm lột xác sớm hoặc muộn hơn so với thông thường. 

4. Cách kích thích tôm lột xác nhanh chóng, đồng đều

Chúng tôi xin hướng dẫn kích thích tôm lột xác để bà con tham khảo và áp dụng. Cụ thể:

4.1 Kiểm tra giai đoạn lột xác của tôm

  • Bà con cần kiểm tra việc lột xác của tôm thường xuyên. 
  • Ghi nhật ký từng đợt lột xác để những đợt lột xác sau có dự đoán chuẩn xác. 
Kiểm tra giai đoạn lột xác của tôm
Kiểm tra giai đoạn lột xác của tôm
  • Cách kích thích tôm lột xác đó là tiến hành điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với từng giai đoạn lột xác của tôm.
  • Cần cung cấp đủ lượng canxi, phốt pho giúp tôm phục hồi lớp vỏ một cách nhanh chóng.
  • Cần phải kiểm tra xem tôm có vi khuẩn không. 

4.2 Yếu tố môi trường

  • Oxy hoà tan: trong giai đoạn lột xác tôm cần tiêu thụ lượng oxy gấp đôi so với thông thường. Chính vì thế, bà con cần đảm bảo lượng oxy từ 4 – 6mg/l trong suốt quá trình này. 
  • Độ mặn: ao nuôi có độ mặn càng cao thì hàm lượng khoáng chất tự nhiên càng cao. Và ngược lại ao nuôi có độ mặn thấp thì hàm lượng khoáng chất không cao. 
  • Độ pH, kiềm: đảm bảo độ pH từ 7.5 – 8.5 và độ kiềm từ 80 – 120mg/l. 
  • Bổ sung thêm vitamin C trong quá trình tôm lột xác. Nếu tôm mắc bệnh như đóng rong, nấm,… thì cần có phương án xử lý kịp thời. 

4.3 Cách kích thích tôm lột xác – Sử dụng vôi

Bà con có thể sử dụng vôi để kích thích tôm lột xác dựa trên việc thay đổi độ pH và nhiệt độ. Hoà vôi vào nước rồi tiến hành tạt trên mặt ao theo liều lượng 10 – 15kg/1000m2. Ao cần phải được tháo cạn nước và độ sâu chỉ khoảng 15 – 25cm. 

Sử dụng vôi
Bà con có thể sử dụng vôi để kích thích tôm lột xác.

Tác dụng của vôi là tăng nhiệt độ, độ pH của nước. Sau khi tạt vôi từ 4 – 6h thì cho nước mới vào tránh tình trạng tôm bị sốc nhẹ. 

4.4 Sử dụng saponin

Với những ao nuôi có độ mặn cao trên 34%o nên sử dụng saponin để kích thích mới có thể giúp tôm lột xác. Sử dụng với liều lượng 1 – 1.5kg/ 1000m2 ao. Cần ngâm chất này trong 12h cho nở ra rồi tiến hành rải đều mặt ao vào lúc 9h sáng. Lúc này cần tháo cạn ao và độ sâu chỉ còn 25 – 30cm. Sau 3 tiếng mới cho nước mới vào để kích thích tôm lột vỏ. 

4.5 Sử dụng formol

Bà con có thể sử dụng formol với liều lượng 10 -20ml/m3. Bà con nên tạt đều mặt ao và tháo cạn nước với độ sâu chỉ cần từ 20 – 30cm. Để ao trong thời gian 12h và tới lúc chiều mát mới cho nước vào ao tránh việc tôm bị kích thích. 

Chúng tôi đã chia sẻ cho bạn đọc thông tin về cách kích thích tôm lột xác. Bà con có thể áp dụng để vụ nuôi đạt năng suất. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này. Nếu cảm thấy thông tin hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết. 

.